Cựu Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Feridun Sinirlioglu - Tổng thư ký mới của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) - hy vọng sẽ đóng vai trò cầu nối giữa các quốc gia thành viên.
Đại diện Nga tại Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) khẳng định chưa từng nghe đến kịch bản Nga rút khỏi OSCE, dù tổ chức này đang trải qua giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov sẽ phản đối "cuộc khủng hoảng thể chế" của OSCE tại sự kiện này.
Tại cuộc họp Ngoại trưởng đầu tiên của Hội đồng NATO-Ukraine, Ngoại trưởng Mỹ Blinken sẽ tái khẳng định cam kết và sự ủng hộ của Mỹ cũng như các đồng minh NATO với Ukraine.
Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto nhận định việc khôi phục quan hệ ngoại giao với Armenia sẽ mở ra con đường hợp tác thương mại, văn hóa, giáo dục và du lịch giữa hai nước này.
Văn phòng điều phối dự án của OSCE bắt đầu hoạt động tại Ukraine từ năm 2014, tuy nhiên, thời gian hoạt động không được gia hạn vào cuối tháng 3/2022 do Nga từ chối ủng hộ một quyết định đồng thuận.
Theo sắc lệnh có hiệu lực trong 90 ngày này, lính nghĩa vụ và quân dự bị ở tất cả các khu vực ở nước này sẽ được huy động. Tổng thống Zelensky yêu cầu ước tính có bao nhiêu quân nhân được huy động.
Giới chức Mỹ nói rằng cuộc họp khẩn của Hội đồng thường trực OSCE sẽ diễn ra tại Vienna (Áo) vào lúc 14h00 ngày 21/2 (21h00 cùng ngày theo giờ Hà Nội).
Tổng thống Ukraine kêu gọi thực thi ngay lập tức lệnh ngừng bắn ở miền Đông nước này và khẳng định Ukraine ủng hộ tiến trình thảo luận trong khuôn khổ Nhóm liên lạc ba bên - gồm Ukraine, Nga và OSCE.
Theo OSCE, số vụ vi phạm lệnh ngừng bắn tại miền Đông Ukraine hiện tương đương số vụ ghi nhận trước khi các bên xung đột đạt được thỏa thuận ngừng bắn vào tháng 7/2020.
Giới lãnh đạo Nga, Mỹ và các nước phương Tây đều có những tuyên bố sẵn sàng đối thoại và để ngỏ cơ hội ngoại giao. Tuy nhiên, vẫn có một số động thái bầu không khí nghi kỵ dường như đang bao trùm.
Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra chỉ thị các nhân viên ngoại giao không thiết yếu của nước này rời khỏi Ukraine; một số nước châu Âu cũng đang hối thúc công dân rời khỏi đây trước những căng thẳng leo thang.
Đại diện đến từ 4 nước cam kết thực hiện thỏa thuận hòa bình Minsk 2015 giữa Kiev và Moskva về cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine và sẽ "tiếp tục thúc đẩy thực thi thỏa thuận này."
Nhà đàm phán Nga Dmitry Kozak nhấn mạnh rằng các đại diện của Đức và Pháp tuy hỗ trợ kế hoạch hòa bình, song "rất tiếc" là họ đã không hối thúc Ukraine thực thi các điểm cần triển khai.
Moskva đang chuẩn bị để giảm thiểu tác động của mọi biện pháp trừng phạt của Washington, Nga cũng cảnh báo kế hoạch của Nhật Bản nhằm áp dụng các biện pháp trừng phạt chống lại Nga sẽ "phản tác dụng."
Các bên thảo luận những phát triển mới nhất và các hoạt động ngoại giao liên quan đến việc Nga bố trí quân đội xung quanh Ukraine cũng như các yêu cầu của Moskva về việc sắp xếp lại an ninh châu Âu.
Trong cuộc họp không chính thức tại Pháp vào tuần trước, các Ngoại trưởng châu Âu đã nhất trí những điểm chính trong lập trường chung của EU về các đề xuất an ninh của Nga.
Một loạt các cuộc đàm phán giữa Mỹ, NATO và Nga diễn ra tại Geneva (Thụy Sĩ) trong tuần qua xoay quanh vấn đề trọng tâm là Ukraine và cuộc khủng hoảng vẫn chưa được giải quyết từ năm 2014.
Quan chức ngoại gia Nga cho biết nếu Nga không nhận được phản hồi "mang tính xây dựng" từ phương Tây, Nga sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để loại bỏ các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.